Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng cùng các đại biểu
bấm nút động thổ Dự án Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tuyên Quang.
bấm nút động thổ Dự án Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tuyên Quang.
Trong năm mặc dù gặp nhiều khó khăn, thách thức từ biến động phức tạp, khó lường của tình hình chính trị, kinh tế thế giới cùng với những khó khăn, thách thức của nền kinh tế trong nước; tác động của biến đổi khí hậu, diễn biến thiên tai ngày càng phức tạp, bất thường, song, Đảng bộ và Nhân dân Tuyên Quang đã chủ động, tích cực tập trung quyết liệt thực hiện tốt các chỉ tiêu, nhiệm vụ chủ yếu theo nghị quyết của Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2020 - 2025.
Lãnh đạo tỉnh tham quan một số gian hàng giới thiệu
sản phẩm tại Hội chợ OCOP tỉnh Tuyên Quang năm 2023.
sản phẩm tại Hội chợ OCOP tỉnh Tuyên Quang năm 2023.
Trong phát triển kinh tế nông nghiệp, Tuyên Quang tập trung chuyển đổi, phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng tăng tỷ trọng chăn nuôi, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sạch, ứng dụng công nghệ cao, sản xuất hàng hóa, xây dựng thương hiệu và chuỗi giá trị.
Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) năm 2023 ước tăng 7,46% so với cùng kỳ năm 2022, trong đó nông lâm nghiệp, thủy sản tăng 4,77%; công nghiệp và xây dựng tăng 7,66%; dịch vụ tăng 8,89% và thuế sản phẩm trừ trợ cấp tăng 9,32%. Tổng sản lượng lương thực ước đạt trên 34 vạn tấn. Diện tích nuôi trồng thủy sản trên 3.090 ha, đạt 100% kế hoạch. Đến nay toàn tỉnh trồng được trên 11.640 ha, vượt 15% kế hoạch. Thực hiện hiệu quả Đề án Trồng một tỷ cây xanh trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2021 - 2025. Tổ chức lập “Đề án Xây dựng Tuyên Quang trở thành khu lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao và trung tâm sản xuất và chế biến gỗ”.
Hội nghị kết nối cung - cầu tiêu thụ sản phẩm ocop.
Về phát triển du lịch, thương mại và dịch vụ, tỉnh có những chuyển biến tích cực. Tổ chức thành công Chương trình Khai mạc năm du lịch tỉnh Tuyên Quang năm 2023, trao “Giải thưởng Phong cảnh thành phố Châu Á” năm 2022 cho “Công trình Quảng trường Nguyễn Tất Thành - Tinh hoa của núi rừng” và Lễ hội Khinh khí cầu quốc tế lần thứ II - năm 2023; tổ chức Chương trình du lịch “Qua những miền di sản Việt Bắc” và Lễ hội Thành Tuyên năm 2023 quy mô cấp quốc gia. Trong năm 2023, thu hút trên 2,65 triệu lượt khách du lịch, doanh thu xã hội đạt trên 3.200 tỷ đồng, đạt 107% kế hoạch; tăng 29% so với cùng kỳ năm 2022.
Chương trình du lịch “Qua những miền di sản Việt Bắc”
lần thứ XIV và Lễ hội Thành Tuyên năm 2023.
Tuyên Quang ưu tiên đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, xây dựng, quảng bá thương hiệu, kết nối cung cầu cho một số sản phẩm chủ yếu; tích cực mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản; xúc tiến thương mại tiêu thụ sản phẩm cho các cơ sở sản xuất nông lâm thủy sản trên địa bàn tỉnh kết nối với các doanh nghiệp tiêu thụ nông sản tại các tỉnh: Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Bắc Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An. Tham gia 02 hội chợ xúc tiến thương mại, giới thiệu trên 100 sản phẩm OCOP. Các sản phẩm chủ lực của tỉnh được giới thiệu theo chuỗi Phiên chợ nông sản, đặc sản vùng miền năm 2023 tại Hà Nội; tiếp tục phối hợp với các cơ sở sản xuất, kinh doanh và các đơn vị có liên quan kết nối tiêu thụ sản phẩm nông lâm thủy sản an toàn trên các sàn thương mại điện tử như: Voso, PostMart… và các trang mạng xã hội.
Tổ chức Hội chợ Thương mại - Du lịch tỉnh Tuyên Quang năm 2023; Hội chợ OCOP tỉnh Tuyên Quang năm 2023; đưa sản phẩm OCCP của tỉnh tham gia triển lãm, trưng bày, giới thiệu tại một số hội chợ, các Trung tâm thương mại, hệ thống siêu thị, sàn giao dịch thương mại điện tử. Xây dựng Điểm bán hàng Việt Nam với tên gọi “Tự hào hàng Việt Nam” tại các huyện, thành phố.
Một số sản phẩm được giới thiệu tại Hội chợ OCOP tỉnh Tuyên Quang năm 2023.
Ông Hoàng Anh Cương - Giám đốc Sở Công thương tỉnh Tuyên Quang cho biết: thời gian qua, thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với việc cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn, đến nay trên địa bàn tỉnh đã có 191 sản phẩm OCOP đạt chứng nhận từ 3 sao trở lên. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ xã hội năm 2023 ước đạt trên 36.000 tỷ đồng, tăng 21% so với cùng kỳ.
Trong năm 2023, Tuyên Quang tiếp tục tập trung phát triển các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh theo quy hoạch tỉnh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Tổ chức làm việc với các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp để nắm bắt tình hình sản xuất kinh doanh, khó khăn, vướng mắc, kịp thời giải quyết khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp. Sản xuất công nghiệp duy trì đà tăng trưởng, giá trị sản xuất công nghiệp ước tăng trên 15,7% so với cùng kỳ.
Dây chuyền sản xuất khép kín tại Công ty cổ phần Giấy An Hòa.
Tăng cường nâng cao hiệu quả sử dụng tài chính, ngân sách, hoạt động tín dụng ngân hàng, đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh. Thực hiện tốt các cơ chế, chính sách tiền tệ, tín dụng, hoạt động ngân hàng theo chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Bên cạnh việc tập trung phát triển kinh tế, công tác cải cách hành chính cũng được tỉnh xác định là một trong những nội dung quan trọng góp phần cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh của tỉnh. Siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính, tăng cường phân cấp đi đôi với kiểm tra, giám sát, nâng cao trách nhiệm người đứng đầu.
Tỉnh tiếp tục quan tâm đầu tư, xây dựng các thiết chế văn hóa, bảo tồn, phát huy giá trị các di tích lịch sử cách mạng, văn hóa truyền thống của các dân tộc; chú trọng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, hiệu quả phòng chống dịch. Thực hiện đầy đủ kịp thời các chính sách an sinh xã hội và các chế độ chính sách đối với người có công; nâng cao chất lượng giáo dục, hiệu quả đào tạo nghề và giải quyết việc làm.
Với quyết tâm vượt qua khó khăn của cả hệ thống chính trị, việc chỉ đạo triển khai đồng bộ các giải pháp ngay từ đầu năm 2023 của tỉnh đã thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2023 đã đề ra, tạo thế và lực cho phát triển cả giai đoạn 2021 - 2025.
PV