Tham dự hội nghị có các đồng chí nguyên Ủy viên Bộ Chính trị; các Ủy viên Trung ương Đảng; lãnh đạo các ban, bộ, ngành, cơ quan trung ương, địa phương, một sô doanh nghiệp, tập đoàn; lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ Ngoại giao, các Đại sứ, Trưởng Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.
Chủ trì điểm cầu tỉnh Tuyên Quang: Đồng chí Nguyễn Văn Sơn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; tham dự có đồng chí Hoàng Việt Phương, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo một số cơ quan, đơn vị liên quan.
Chủ trì điểm cầu tỉnh Tuyên Quang: Đồng chí Nguyễn Văn Sơn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; tham dự có đồng chí Hoàng Việt Phương, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo một số cơ quan, đơn vị liên quan.
Đồng chí Nguyễn Văn Sơn, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì tại điểm cầu tỉnh Tuyên Quang.
Theo Bộ Ngoại giao, công tác ngoại giao kinh tế đã có một quá trình hình thành, phát triển hơn nửa thế kỷ, đồng hành cùng sự phát triển của đất nước kể từ khi giành được độc lập. Đồng hành với từng “nhịp đập”, “hơi thở” của đất nước, ngành Ngoại giao thời gian qua đã chủ động, linh hoạt triển khai công tác ngoại giao kinh tế thích ứng với tình hình mới, nhằm tạo thuận lợi cho phục hồi và phát triển kinh tế, tạo nền tảng để đất nước phát triển nhanh và bền vững.
Đại hội Đảng lần thứ XIII đã đề ra những chủ trương, đường lối quan trọng đối với công tác đối ngoại nói chung và công tác ngoại giao kinh tế nói riêng. Đại hội XIII khẳng định "bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia - dân tộc" và xác định rõ vị trí, vai trò tiên phong của đối ngoại trong "tạo lập và giữ vững môi trường hoà bình, ổn định, huy động các nguồn lực bên ngoài để phát triển đất nước, nâng cao vị thế và uy tín của đất nước". Văn kiện Đại hội cũng lần đầu tiên đề ra định hướng "xây dựng nền ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển, lấy người dân, địa phương và doanh nghiệp làm trung tâm".
Tại hội nghị, các đại biểu thảo luận, đánh giá triển vọng kinh tế thế giới, xu thế đầu tư của các nước lớn và tác động đến kinh tế Việt Nam; trao đổi kinh nghiệm tranh thủ các hiệp định thương mại tự do ở địa phương để tăng tốc xuất khẩu; tiềm năng phát triển ngành công nghiệp bán dẫn cũng như vai trò ngành Ngoại giao trong kết nối các doanh nghiệp Việt Nam tham gia các chuỗi cung ứng bán dẫn khu vực và toàn cầu...
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị các bộ, ngành, địa phương nắm chắc tình hình, thay đổi cách tiếp cận để tham mưu cho Đảng, Nhà nước xây dựng chiến lược ngoại giao kinh tế phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại; học tập phương thức quản trị hiện đại, quản trị nguồn nhân lực; hoàn thiện thể chế nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa; bảo đảm độc lập, tự chủ và tích cực hội nhập. Đồng thời, bám sát thực tế để làm những việc người dân, doanh nghiệp cần; xây dựng đội ngũ cán bộ ngoại giao bản lĩnh về chính trị, nhạy cảm về kinh tế, tinh thông nghiệp vụ ngoại giao, hiểu biết luật pháp và có tâm, có tầm.
Thủ tướng Chính phủ nêu rõ: Năm 2024 sẽ có nhiều thời cơ và thách thức đan xen, do đó công tác ngoại giao cần phải có sự chủ động, sát tình hình mới; có tầm nhìn chiến lược; tiếp tục thể chế hóa đường lối đối ngoại của Đảng, tập trung vào các khâu trọng tâm, trọng điểm; xác định rõ các khó khăn, thách thức cần tháo gỡ; cần linh hoạt, chủ động để đa dạng hóa thị trường, sản phẩm, chuỗi cung ứng một cách nhanh chóng; phát huy tính tự lực, tự cường, tính chủ động, sáng tạo; tăng cường phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương...
Nhân dịp này Chính phủ đã khen thưởng một số tập thể, cá nhân của Bộ Ngoại giao đã có thành tích xuất sắc trong công tác ngoại giao trong thời gian vừa qua.
PV