Trang chủ
Hậu quả của chiến tranh thương mại đối với khu vực Đông Nam Á
Tin bài

Hậu quả của chiến tranh thương mại đối với khu vực Đông Nam Á

27/07/2018 - 22:30

Những rủi rõ từ cuộc chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đang gây thiệt hại liên đới tới các nền kinh tế mới nổi lớn nhất tại khu vực Đông Nam Á.

Kết quả hình ảnh cho trade war us china
Ảnh minh họa.
 
Như Thời báo Tài chính đã từng lập luận trước đây, 5 nền kinh tế trong ASEAN hiện nay có khả năng tự bảo vệ tốt hơn trước những biến động của thị trường so với thời kỳ năm 2013, nhưng họ chưa chuẩn bị cho một giai đoạn mà nhu cầu tiêu dùng trên toàn cầu sụt giảm kéo dài khi các biện pháp bảo hộ được áp dụng với mục đích trả đũa. Trong khi Việt Nam, nền kinh tế dựa vào xuất khẩu, sẽ là nước bị ảnh hưởng trực tiếp nhất từ sự sụt giảm thương mại trên toàn cầu thì Philippines và Indonesia là những nước dễ bị tổn thương do các cuộc khủng hoảng cán cân thanh toán.

Cho tới nay, Nhà Trắng đã áp đặt mức thuế trực tiếp 25% đối với 34 tỷ USD hàng hoá nhập khẩu hàng năm từ Trung Quốc, và chính phủ Trung Quốc đã ngay lập tức đáp trả. Nếu đây là quy mô của cuộc chiến tranh thương mại thì 5 nước ASEAN không cần lo lắng. Tuy nhiên, đây có thể mới chỉ là màn khởi đầu. Chính quyền Mỹ đang xem xét khả năng đánh thêm thuế đối với 200 tỷ USD hàng nhập khẩu, đồng thời Tổng thống Trump đã đe doạ đánh thuế toàn bộ 500 tỷ USD hàng hoá nhập khẩu từ Trung Quốc. Ông cũng đã khiêu chiến với EU và các đồng minh khác của Mỹ. Nguy cơ xảy ra một cuộc chiến tranh thương mại toàn cầu hiện đang được xem xét một cách nghiêm túc. Rất ít quốc gia có thể miễn nhiễm trước các hậu quả của cuộc chiến tranh này.

Sự dễ tổn thương của Việt Nam

Nền kinh tế Việt Nam đang phát triển với tốc độ chỉ trên 7% trong Quý II, cho tới nay là nền kinh tế phụ thuộc nhiều nhất vào xuất khẩu trong số 5 nước ASEAN. Trong 12 tháng tính tới tháng 3/2018, hàng xuất khẩu của Việt Nam chiếm tới 99,2% GDP. Với kim ngạch xuất khẩu hàng năm sang Mỹ đạt 43,7 tỷ USD, Việt Nam đứng đầu trong 5 nước ASEAN dễ bị ảnh hưởng nhất khi nhu cầu tiêu dùng của Mỹ giảm.

Thời điểm xấu

Các thị trường mới nổi đang chịu sức ép do đồng USD tăng giá, đồng thời phải đối mặt với nguy cơ xảy ra một cuộc xung đột thương mại nghiêm trọng. Mặc dù 5 nền kinh tế ASEAN không bị ảnh hưởng nghiêm trọng như Thổ Nhĩ Kỳ hay Argentina nhưng cổ phiếu tại tất cả 5 quốc gia này đang bị bán đi nhanh chóng, chỉ có Việt Nam đang bám trụ nhờ những lợi nhuận từ năm 2016.

Đồng Peso của Philippines đang mất giá nhất trong 5 đồng tiền tệ của ASEAN, sụt giá 7,3%/năm so với đồng USD, sau đó là đồng Rupiah của Indonesia với mức mất giá 6,1%. Ngân hàng Trung ương Việt Nam đã lặng lẽ hạ giá Việt Nam đồng xuống 1,5% trong năm nay và chính phủ có thể sẽ hành động mạnh mẽ hơn nữa nếu xuất khẩu sụt giảm nghiêm trọng.

Cán cân thanh toán yếu

Philippines và Indonesia đang đối mặt với tình trạng thâm hụt tài khoản vãng lai kéo dài khiến đồng tiền ngày càng mất giá. Trong viễn cảnh tồi tệ nhất, các nước này có thể bị rơi vào các cuộc khủng hoảng cán cân thanh toán.

Tình hình ở Philippines bất bênh hơn. Theo phân tích của Thời báo Tài chính, nền kinh tế nước này đang bị bóp nghẹt bởi sự suy giảm cán cân thương mại và tốc độ tăng trưởng kiều hối. Nước này đã thâm hụt tài khoản vãng lai kể từ cuối năm 2016, giảm 10,7% dự trữ ngoại tệ từ mức cao đỉnh điểm hồi tháng 9/2016.

Tệ hơn nữa, tình hình ngày càng nghiêm trọng. Gần một nửa tổn thất của quỹ dự trữ quốc gia là trong 6 tháng vừa qua, mức tổn thất có thể còn lớn hơn nếu tình hình bên ngoài xấu đi. Philippines cũng là nước trong ASEAN phụ thuộc nhiều nhất vào nhập khẩu năng lượng bằng đồng USD. Do vậy, đồng peso mất giá khiến các hoá đơn nhập khẩu tăng cao. Lạm phát cũng là một trong những thách thức hiện nay. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Philippines tăng cao hàng tháng trong năm nay bởi dầu tăng giá và thiếu gạo (mức lạm phát của Philippines tăng lên mức 5,7% trong tháng 6/2018 từ mức 3,3% trong năm 2017).

Ở Indonesia, lạm phát hiện đang được kiểm soát nhưng nước này có mức thâm hụt tài khoản vãng lai lớn nhất trong 5 nước ASEAN kể từ năm 2012; đồng thời quỹ dự trữ ngoại hối giảm 8,1% chỉ tính riêng trong nửa đầu năm nay. Nhìn chung, Indonesia không phụ thuộc quá nhiều vào xuất khẩu nhưng xuất khẩu nhiều than đá, dầu cọ và một số mặt hàng khác. Do vậy, sự sụt giảm mạnh trong nhu cầu tiêu dùng toàn cầu có thể sẽ ảnh hưởng rất lớn tới cán cân thương mại của nước này.

Tóm lại, trong cuộc chiến tranh thương mại toàn diện giữa Mỹ và Trung Quốc, không nước nào có thể tránh khỏi bị liên đới, tuy nhiên 5 nước ASEAN dễ bị tổn thương hơn các nước khác.

 
Theo: The Financial Times

bình luận

Liên kết website
Tuyen Quang
Trang thông tin đối ngoại tỉnh Tuyên Quang
Chịu trách nhiệm chính: Bà Âu Thị Mai - Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép xuất bản số: 181/GP-TTĐT do Cục Thông tin điện tử cấp ngày 01/10/2019
Trụ sở: Số 157, đường 17/8, phường Minh Xuân, thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang
Số người online
165
Số lượt truy cập
379
Số lượt truy cập tuần
23534
Số lượt truy cập tháng
233667
Hòm thư điện tử
tuyenquang.gov.vntuyenquang.gov.vn
© Bản quyền thuộc Cổng Thông tin điện tử tỉnh Tuyên Quang.
Ghi rõ nguồn 'Thông tin đối ngoại tỉnh Tuyên Quang' hoặc 'www.doingoai.tuyenquang.gov.vn' khi phát hành lại thông tin từ các nguồn này.
EMCTuyenQUang
Đã kết nối EMC