Gia đình người dân tộc Tày ở thôn Bản Ba 1, xã Trung Hà (Chiêm Hóa) đang quây quần bên nhau gói bánh chưng gù.
Chị Lương Thị Huỳnh dân tộc Tày ở Tổ dân phố Nà Mèn, thị trấn Lăng Can (Lâm Bình) chia sẻ: để có những chiếc bánh chưng gù thơm ngon, đạt chuẩn thì công đoạn chọn nguyên liệu làm bánh rất cần tỉ mỉ, và kỹ lưỡng. Nguyên liệu để làm ra món bánh chưng gù bao gồm gạo nếp nương, đỗ xanh ta hạt nhỏ, thịt lợn đen, hạt tiêu rang giã nhỏ, muối, mỳ chính, lá dong, lạt buộc...
Cũng như dưới xuôi, gạo nếp được ngâm qua đêm và vo kỹ trước khi gói bánh để có độ mềm dẻo, đỗ được ngâm và tách vỏ sau đó được đồ lên mịn thơm vàng óng; thịt lợn rừng thái miếng có đủ bì, nạc, mỡ ướp chung với chút hạt tiêu hoặc các loại gia vị khác tùy vùng miền rồi mới đem gói bánh.
Để tạo nên những chiếc bánh chưng gù nhỏ xinh thơm ngon thì rất cần đến bàn tay khéo léo của các chị em, từ công đoạn gói cho đến cách buộc lạt. Chị Huỳnh cho biết, bánh được gói bằng lá dong rừng, gạo nếp nương dải đều trên lá dong sau đó cho thêm đỗ và thịt ba chỉ kèm theo các gia vị, gấp hai mép của lá dong lại để tạo nên hình dáng của chiếc bánh. Sau khi gấp mép sẽ dùng lạt buộc lại, đảm bảo phần bụng bánh phùng và thuôn dần về 2 bên, tạo thành dáng gù đặc trưng.
Cũng như dưới xuôi, gạo nếp được ngâm qua đêm và vo kỹ trước khi gói bánh để có độ mềm dẻo, đỗ được ngâm và tách vỏ sau đó được đồ lên mịn thơm vàng óng; thịt lợn rừng thái miếng có đủ bì, nạc, mỡ ướp chung với chút hạt tiêu hoặc các loại gia vị khác tùy vùng miền rồi mới đem gói bánh.
Để tạo nên những chiếc bánh chưng gù nhỏ xinh thơm ngon thì rất cần đến bàn tay khéo léo của các chị em, từ công đoạn gói cho đến cách buộc lạt. Chị Huỳnh cho biết, bánh được gói bằng lá dong rừng, gạo nếp nương dải đều trên lá dong sau đó cho thêm đỗ và thịt ba chỉ kèm theo các gia vị, gấp hai mép của lá dong lại để tạo nên hình dáng của chiếc bánh. Sau khi gấp mép sẽ dùng lạt buộc lại, đảm bảo phần bụng bánh phùng và thuôn dần về 2 bên, tạo thành dáng gù đặc trưng.
Bánh chưng gù của người Tày ở Tuyên Quang.
Tiếp sau đó, đem bánh đi luộc khoảng 7 - 8 tiếng để đạt được độ chín vừa vặn, gạo nếp dền dẻo, đỗ xanh mịn bùi, thịt lợn rừng thơm ngon. Người dân địa phương luộc bánh bằng bếp củi truyền thống, hạt tiêu và muối trong phần nhân thịt đỗ được ướp vừa vặn, thịt tơi, mềm bánh ăn rất ngon không lo bị lại gạo. Vì vậy, bánh chưng gù có hương vị rất đặc trưng của vùng núi không nơi đâu sánh bằng. Du khách đến trải nghiệm du lịch cộng đồng tại các homestay ở Tuyên Quang trắc chắn sẽ một lần thưởng thức món bánh chưng gù của người Tày nơi miền sơn cước.
PV