Tuyên Quang: Đẩy mạnh phát triển các sản phẩm du lịch đặc trưng Nhằm xây dựng, phát triển sản phẩm du lịch mang tính đặc trưng của địa phương, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và quốc tế, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng, tỉnh Tuyên Quang đang thực hiện phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng đến năm 2025 và 2030.
Xây dựng ngành công nghiệp phát triển xanh, bền vững - Bài cuối: Những “cú huých” thúc đẩy công nghiệp phát triển Nhằm tạo bước tiến mới cho công nghiệp, tỉnh Tuyên Quang đã cụ thể hóa Nghị quyết của Trung ương gắn với tình hình thực tiễn của địa phương khi triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, hiệu quả. Tỉnh đã tập trung nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển kết cấu hạ tầng, thu hút đầu tư, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất... nhờ đó đã tạo động lực mạnh mẽ để công nghiệp phát triển trong thời gian tới.
Xây dựng ngành công nghiệp phát triển xanh, bền vững - Bài 1: Loại bỏ các cơ sở công nghiệp ô nhiễm môi trường BCH Đảng bộ tỉnh đã ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW của BCH Trung ương Đảng khóa VIII về tiếp tục đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045. Chương trình hành động thể hiện rõ quyết tâm của tỉnh trong việc khai thác tiềm năng, lợi thế để phát triển công nghiệp xanh, bền vững. Đặc biệt, có lộ trình hạn chế, tiến tới dừng hoạt động các cơ sở sản xuất công nghệ lạc hậu, kém hiệu quả kinh tế, gây ô nhiễm môi trường; xây dựng lộ trình cụ thể để di dời các cơ sở sản xuất tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm môi trường cao ra ngoài khu đô thị, khu tập trung đông dân, trước mắt thực hiện ở khu vực thành phố Tuyên Quang và khu vực lân cận. Báo Tuyên Quang có loạt bài viết về vấn đề này.
Phát huy nguồn lực xuất khẩu lao động Xuất khẩu lao động là một kênh giải quyết việc làm hiệu quả, góp phần đào tạo nghề, xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống cho một bộ phận người lao động, chủ yếu ở nông thôn và người nghèo. Để phát huy nguồn lực xuất khẩu lao động, thời gian qua, tỉnh Tuyên Quang đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ và đạt được những kết quả tích cực giúp nhiều hộ dân vươn lên thoát nghèo và làm giàu.
Nỗ lực nâng cao chất lượng nông, lâm, thủy sản Xác định việc nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng thương hiệu… là một trong những điều kiện quan trọng giúp nâng cao giá trị nông sản, tín nhiệm của người tiêu dùng, góp phần đảm bảo sức khỏe cho cộng đồng và thúc đẩy mở rộng thị trường tiêu thụ, đặc biệt là phát triển xuất khẩu. Vì vậy, thời gian qua, ngành nông nghiệp tỉnh Tuyên Quang đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng nâng cao chất lượng nông, lâm, thủy sản trên địa bàn.
Tạo đà phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo Tỉnh đề ra mục giá trị sản xuất công nghiệp đến năm 2025 đạt 27.700 tỷ đồng, tăng bình quân 14%/năm, trong đó, phát triển mạnh ngành công nghiệp chế biến, chế tạo. Để hoàn thành mục tiêu, tỉnh đã có nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển công nghiệp.
Tuyên Quang: Phát triển nghề nuôi cá lồng đặc sản mang lại hiệu quả kinh tế cao Nghề nuôi cá lồng đặc sản trên sông là một nghề nuôi trồng thuỷ sản đang được phát triển mạnh trong những năm gần đây trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang. Với nhiều ưu điểm so với nuôi cá trong ao như môi trường nước thường xuyên được thay đổi nên có thể nuôi cá với mật độ cao; môi trường nuôi cá sạch, không bị ô nhiễm bởi các chất thải của cá, nên cá lớn nhanh; tỷ lệ sống đạt cao, hạn chế được dịch hại; chăm sóc, quản lý, thu hoạch thuận lợi; chất lượng thịt cá thơm ngon, được khách hàng ưa chuộng. Vì vậy, hiện nay nghề nuôi cá đặc sản bằng lồng trên sông tại Tuyên Quang đã phát triển rộng rãi, đây là một nghề mới mang lại hiệu quả kinh tế cao.